Giai đoạn thực tập giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức đã được học trên giảng đường trong suốt thời gian qua vào thực tế, đồng thời là cơ hội để các bạn tìm tòi, học hỏi quy tắc làm việc của một công ty hay doanh nghiệp từ đó mà có được những kinh nghiệm quý báu khi đi làm sau này. Vậy làm thế nào để chuẩn bị cho một kỳ thực tập diễn ra suôn sẻ, những lưu ý khi thực tập ngành luật là gì? Hãy cùng ViecNganhLuat.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Thời điểm thực tập ngành luật
Thông thường trong chương trình học đại học, học phần thực tập chuyên môn được mở từ cuối năm 3 đến cuối năm 4 trước khi các bạn sinh viên ra trường. Tùy theo yêu cầu của từng trường mà thời gian thực tập kéo dài từ 01- 02 tháng.
Nếu bạn muốn trải nghiệm sớm môi trường thực tế sớm hơn, bạn có thể bắt đầu kỳ thực tập ngành luật từ cuối năm 3 bởi lúc này bạn đã hiểu những kiến thức về luật pháp cơ bản, các điều khoản trong luật và khả năng tư duy, phân tích nhạy bén về Luật. Bạn đã không còn yếu về cả lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực tiễn nữa mà đã có một “bộ khung” vững chắc về lý thuyết và có thể áp dụng nó trôi chảy vào thực tiễn.
Việc vừa học lý thuyết vừa học thực tế từ các tổ chức thực tập sẽ giúp các bạn bám sát thực tiễn và khả năng ghi nhớ lâu hơn.
2. Địa điểm thực tập ngành luật
Địa điểm thực tập ngành luật là một vấn đề nan giải vì không phải công ty hay doanh nghiệp nào cũng tạo điều kiện tốt cho sinh viên hay đúng sở thích của bạn. Công ty nhỏ thì thường ít khi có việc hoặc toàn là các công việc vặt, kinh nghiệm ít và thù lao cũng ít theo. Đối với một số công ty lớn thì tuy việc nhiều nhưng cũng chưa chắc bạn được làm những việc chuyên môn mà ngược lại còn bị “sai vặt” bởi các anh chị lớn hoặc quá nhiều việc nên lúc nào cũng trong tình trạng ngồi nhìn văn bản xếp trước mặt cả ngày.
Do đó đừng quên việc tìm hiểu trước đơn vị mà mình có dự định nộp đơn xin thực tập, hãy tìm ra một công ty phù hợp, tìm hiểu thật kỹ về truyền thống của công ty, văn hóa công ty cũng như môi trường làm việc trước khi quyết định thực tập.
Xem thêm: Sinh viên Luật thực tập ở đâu?
3. Người hướng dẫn thực tập
Chọn người hướng dẫn khi thực tập ngành luật luôn luôn là một công việc không dễ dàng và đòi hỏi nhiều thời gian. Vì phần lớn các bạn sinh viên không được lựa chọn được người hướng dẫn mà phải do đơn vị tiếp nhận chỉ định hoặc phân công. Nếu may mắn tìm được một người phù hợp, có thể hiểu ý khi làm việc chung thì rất tốt, nhưng nếu không hợp thì quãng thời gian thực tập của bạn sẽ gặp nhiều trở ngại hơn.
Người hướng dẫn sẽ là người quyết định 80% tiếp thu của bạn trong quá trình thực tập. Họ có nhiệt tình, có khả năng truyền đạt kiến thức, chia sẻ kiến thức cho bạn hay không mới thực sự là quan trọng. Đôi khi người thực hành nghề luật giỏi đều chưa chắc đã là những người thầy có tâm và là người thầy giỏi.
4. Thái độ cầu thị và chủ động
Việc trải nghiệm thực tập ngành luật thực tế khác hẳn với chương trình học trên lớp. Doanh nghiệp hay tổ chức nơi bạn thực tập quả thật họ rất bận và sẽ không có thời gian để xem thử bạn đang cần gì và thiếu gì. Công việc ngành Luật dựa trên thực tế nên không thể cầm tay chỉ việc như một số ngành nghề đặc trưng khác. Khi đi thực tập hãy chuẩn bị cho bản thân một thái độ cầu thị nhất định, tập trung quan sát lắng nghe hết tất cả những điều xảy ra trong văn phòng. Thái độ của bạn sẽ quyết định những gì bạn xứng đáng được hưởng.
Khi đi thực tập hãy chuẩn bị cho bản thân một thái độ cầu thị nhất định, tập trung quan sát lắng nghe hết tất cả những điều xảy ra trong văn phòng. Có thể thời gian đầu công việc của bạn chỉ đơn giản là pha trà, rót nước, lau dọn phòng làm việc hay khá hơn là sai vặt như photo, đi lấy hồ sơ giấy tờ nhưng dần dần khi nhận thấy thái độ của bạn thật sự muốn học hỏi thì có thể vài công việc chuyên ngành hơn sẽ được giao cho bạn làm thử như soạn thảo văn bản, hợp đồng,…
Hãy học tất cả mọi thứ, tự quan sát các việc mà mọi người xung quanh nơi bạn đang thực tập để làm theo. Luôn đặt ra những câu hỏi khi có thắc mắc. Tự tạo cho mình các công việc khác để nghiên cứu, tạo áp lực công việc cho mình và tìm hướng giải quyết các công việc đó, học các kỹ năng giải quyết thực tế, cách thức trả lời, giải quyết vấn đề. Tập rèn tính cẩn thận, tỉ mẩn, ghi chép mọi thứ.
Trên đây là bài một số thông tin về Những lưu ý khi thực tập ngành luật, mong rằng bài viết đã phần nào giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của bạn về vấn đề này. Còn nếu bạn đang là sinh viên Luật và tìm kiếm vị trí thực tập sinh, bạn có thể tìm kiếm tại đây hoặc qua Group Tuyển dụng thực tập sinh ngành Luật. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp!
Mời các bạn like fanpage để cập nhật việc làm ngành luật mới nhất: Việc Ngành Luật
Xem thêm: