Luật sư đã và đang đóng góp rất tích cực vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, xử lý các tranh chấp và vi phạm pháp luật, qua đó bảo vệ được kỷ cương pháp luật và các quyền cơ bản và lợi ích chính đáng của người dân. Song bên cạnh những vinh quang mà ngành nghề này mang lại thì còn đó những rủi ro khi bắt tay vào làm công việc này. Vậy những khó khăn của nghề luật sư là gì, hãy cùng ViecNganhLuat.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Những ngộ nhận, định kiến đối với nghề luật sư
Ở Việt Nam, đâu đó vẫn xuất hiện những định kiến về nghề luật sư ngay từ trong quan điểm. Điều này còn được thể hiện ra bằng rất nhiều khía cạnh từ thái độ, hành động không đúng mực giữa viên chức điều tra, xét xử với luật sư trong giải quyết các vụ án.
Nhiều người cho rằng nghề luật sư là nghề vẽ đường cho hươu chạy, xui bị can, bị cáo đối phó và gây khó khăn cho công tác điều tra, xét xử. Có người khuyên đương sự không nên nhờ luật sư vì thêm tốn tiền. Luật sư chỉ là những người tham gia tố tụng. Người tiến hành tố tụng mới có quyền ra quyết định hoặc phán quyết….Và còn rất nhiều những định kiến khác nữa, gây cản trở không ít cho các luật sư trong công việc của mình hay hiệu quả khi tham gia tranh tụng các vụ án.
2. Luật sư là nghề khó khăn và nguy hiểm
Vì luật sư chính là người đại diện cho công lý nên không tránh khỏi những mối đe dọa, hiểm nguy có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng từ những những kẻ xấu, những kẻ phạm tội,…
Về khách quan là do hoàn cảnh kinh tế, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý hạn chế, người dẫn không đánh giá được đúng vai trò của người luật sư. Cơ chế pháp luật đối với luật sư chưa thông thoáng, chưa thật sự tạo điều kiện cho luật sư phát triển nghề.
Trong hành trình đi tìm công lí, để có thể tiếp cận được hiện trường, nhân chứng hay thu thập chứng cứ hoàn thiện hồ sơ, người Luật sư phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Thậm chí, người Luật sư còn có thể vấp phải sự cản trở của các cơ quan, đơn vị chức năng khiến cho việc giải quyết vấn đề trở nên khó khăn và rắc rối hơn.
Bên cạnh những khó khăn của nghề luật sư nêu trên, người hành nghề luật sư cũng phải giữ vững được tư tưởng và lập trường để bảo vệ cái tốt, chống lại cái xấu vì nghề luật sư luôn tiềm ẩn những cám dỗ. Đồng thời, theo thời gian, luật pháp sẽ có sự điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với thực tế nên Luật sư luôn luôn phải cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng được yêu cầu ngành nghề.
Mặc dù còn tồn tại rất nhiều thách thức, khó khăn khó khăn của nghề luật sư, nhưng chúng ta cần biết rằng, không chỉ mỗi nghề luật sư mà bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, cũng tồn tại những khó khăn thách thức nhất định. Con đường dẫn đến thành công không bao giờ là được trải “hoa hồng” cả. Chính vì vậy để vượt qua những khó khăn thách thức đó, đòi hỏi rất nhiều vào sự nỗ lực và cố gắng của chính các bạn.
3. Đầy rẫy những khó khăn nhưng cũng không ít triển vọng
Bên cạnh những khó khăn của nghề luật sư là sự triển vọng nghề nghiệp, triển vọng về kinh tế và địa vị xã hội.
Nghề Luật sư là một trong những nghề cơ hội việc làm rộng mở nhất bởi ở bất kỳ thời kỳ nào, một quốc gia cũng cần đến luật pháp. Xã hội càng phát triển thì luật pháp cũng cần thay đổi, bổ sung cho phù hợp và tầm quan trọng của luật pháp đã quyết định đến vai trò của người Luật sư trong xã hội, từ đó kéo theo nhu cầu về đội ngũ Luật sư vững chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ ngày càng tăng, tạo cơ hội lớn cho những người theo học ngành Luật.
Bất chấp khó khăn của nghề luật sư kể trên, trong tương lai gần, nghề luật sư chắc chắn sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam khi nên kinh tế đang từng bước khởi sắc, thu hút đầy tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nhà nước cũng bắt đầu quan tâm hơn tới giới luật sư, đồng thời các luật sư cũng đang ngày càng tích cực đóng góp cho sự phát triển của nghề.
Những khó khăn của nghề luật sư
Dù nhiều khó khăn của nghề luật sư vẫn còn tồn đọng nhưng trên thực tế đất nước ta, đội ngũ luật sư hiện thời đã và đang đóng góp rất tích cực vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, xử lý các tranh chấp và vi phạm pháp luật. Có thể nói một cách hình ảnh rằng, nhìn từ bình diện hội nhập hóa nền kinh tế với thế giới bên ngoài, nếu trong thời chiến, chúng ta cần bộ đội để bảo vệ chủ quyền quốc gia thì trong thời bình, chính luật sư là các chiến sĩ bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế của đất nước.
Trên đây là bài một số thông tin về Những khó khăn của nghề luật sư, mong rằng bài viết đã phần nào giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của bạn về vấn đề này. Còn nếu bạn đang tìm kiếm vị trí luật sư, bạn có thể tìm kiếm tại đây. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp!
Mời các bạn like fanpage để cập nhật việc làm ngành luật mới nhất: Việc Ngành Luật
Xem thêm: Tìm hiểu về nghề Luật sư