Mất 4 năm ngồi trên ghế giảng đường để được cầm tấm bằng Cử nhân Luật trên tay, gia nhập thị trường lao động với mong ước nhận được một công việc xứng đáng với công sức mình bỏ ra, nhưng những gì được nhận lại là hai chữ Thất Nghiệp. Vậy tại sao Cử nhân Luật thất nghiệp? Cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng ViecNganhLuat tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân Cử nhân Luật thất nghiệp
Bước vào cánh cổng Đại học với những hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở, nhưng sau khi đã nhận được tấm bằng đại học, không ít tân Cử nhân Luật đã “vỡ mộng” khi không tìm được công việc mong muốn và rơi vào tình trạng thất nghiệp. Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay, rất dễ bắt gặp tình trạng các tân cử nhân loay hoay tìm việc.
Ngoài những nguyên nhân khách quan như điều kiện nền kinh tế – xã hội, yêu cầu ngày càng cao từ phía các nhà tuyển dụng thì nguyên nhân chính khiến Cử nhân Luật thất nghiệp là ở quãng thời gian còn ngồi trên ghế giảng đường. Sau quá trình nỗ lực thi đỗ vào ngôi trường đại học mơ ước, được chuyển tới một môi trường mới tự do và thoải hơn, các tân sinh viên thường có xu hướng buông thả bản thân, cả trong cuộc sống lẫn công việc học tập.
Với một môi trường Đại học đề cao tính tự giác, chủ động của sinh viên khi không còn nhưng bài kiểm tra liên tiếp, không còn việc gia đình hay thầy cô nhắc nhở việc học tập như trước, một số bạn đã nảy sinh tâm lý lười biếng và ỷ lại. Đồng thời sự tự do và ít bị kiểm soát của sinh viên cũng là lý do khiến các bạn dễ sa đà vào các thú vui hay cám dỗ bên ngoài thay vì nhiệm vụ chính của mình là việc học.
Từ những lý do trên, sinh viên dần trở nên chểnh mảng trong học tập và có thái độ học chống đối như học cho qua môn, thi lại, học lại hay cho rằng điểm số không quan trọng. Việc thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng cần thiết, điểm số lại không cao, hoặc có cao cũng chỉ là thành tích hư ảo đã làm nảy sinh tâm lý ngại chủ động đi thực tập hay tìm kiếm việc làm để gia tăng kiến thức, kinh nghiệm của sinh viên.
Đối với những trường hợp trên, tấm bằng Cử nhân chỉ là hình thức kết thúc 4 năm học với lượng kiến thức tích lũy, kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy là bằng 0. Sinh viên muốn tìm được công việc chuyên ngành phù hợp với mức lương cao gần như là điều không thế, từ đó sẽ dẫn tới tình trạng Cử nhân Luật thất nghiệp.
2. Vậy cần làm gì để không thất nghiệp?
Để không rơi vào tình trạng trở thành một Cử nhân Luật thất nghiệp, sinh viên cần cố gắng ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
– Bạn cần thường xuyên đến lớp nghe thầy cô giảng bài, nếu không hứng thú hay không thể tiếp thu được kiến thức, hãy xem và học hỏi những thứ khác trên lớp học như cách làm việc nhóm, tranh luận hay cách tư duy logic,… Hãy cố gắng để mỗi ngày bạn đều có thể học được một điều gì đó mới và không lãng phí bất cứ phút giây nào. Về nhà thì đọc sách, nghiên cứu những điều mà thầy cô hướng dẫn mình, hoặc hỏi những anh chị đi trước để chỉ dẫn cho mình.
– Tham gia vào các chương trình ngoại khóa hay các câu lạc bộ có liên quan để rèn luyện thêm kỹ năng mềm và mở rộng mối quan hệ của mình hơn, tạo nhiều kỷ niệm đẹp cho thời thanh xuân của mình. Khi tích lũy được một số lượng kha khá kiến thức và kỹ năng, bạn có thể xin đi thực tập sớm tại các công ty luật hay doanh nghiệp để trau dồi thêm kinh nghiệm, cũng là làm đẹp hơn CV của mình.
Còn nếu bạn đã ra trường và không tận dụng được quãng thời gian đại học trước đó thì đừng lo, bạn vẫn có thể vừa học vừa làm bằng cách thực tập. Việc thực tập tại các công ty có thể xem là một khóa học cấp tốc, dễ hiểu và dễ tiếp thu khi vừa học vừa thực hành.
Quá trình này có thể cho bạn cơ hội được làm việc trong chính công ty đó sau khi trải qua giai đoạn thực tập và học việc hoặc tìm được công việc mơ ước với mức lương thỏa đáng. Chỉ cần bạn có đủ nỗ lực và kiên trì thì không bao giờ là quá muộn để bắt đầu làm một việc gì cả.
Trên đây là bài một số thông tin về Nguyên nhân Cử nhân Luật thất nghiệp, mong rằng bài viết đã phần nào giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của bạn về vấn đề này. Còn nếu bạn đang là sinh viên Luật và tìm kiếm vị trí thực tập sinh, bạn có thể tìm kiếm tại đây hoặc qua Group Tuyển dụng thực tập sinh ngành Luật. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp!
Mời các bạn like fanpage Việc Ngành Luật để cập nhật việc làm ngành luật mới nhất.
Đọc thêm:
5 điều lưu ý dành cho sinh viên Luật
Cẩm nang xin việc ngành Luật hiệu quả cho sinh viên mới ra trường