Cẩm nang xin việc ngành Luật hiệu quả cho sinh viên mới ra trường

Học Luật ra trường có dễ xin việc không? Đây chính là nỗi băn khoăn của các bạn trẻ muốn có ý định thi vào ngành Luật và cả những bạn đang học ngành Luật. Có thể khẳng định một điều rằng cơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng lớn, tuy nhiên để có thể tự tin tìm kiếm cho mình những công việc tốt thì nhất định các bạn cử nhân Luật phải nắm vững cẩm nang xin việc ngành Luật sau đây.

Có thể nói rằng với ngành Luật thì cơ hội việc làm vô cùng dồi dào, nguồn thu nhập lại luôn ở Top cao. Bởi vì các bạn cũng biết rõ rồi đấy, với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều công ty, doanh nghiệp mọc lên như nấm. Mà các công ty, doanh nghiệp đều luôn cần sự hỗ trợ pháp lý trong hoạt động điều hành và kinh doanh, chính vì vậy mà nhu cầu tuyển nhân sự ngành Luật vô cùng cao. Nên chắc chắn rằng nếu bạn chọn học ngành Luật thì tỷ lệ thất nghiệp rất là thấp.

Học luật ra thì chỉ có thể làm Luật sư, Thẩm phán…đúng không? Không phải mình người khác mà ngay đến những cử nhân Luật đôi khi cũng hiểu sai về vấn đề này. Các bạn hãy nhớ rằng học Luật không phải ra chỉ là làm Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên…bởi vì nếu bạn muốn thì vẫn có thể mở văn phòng luật sư riêng để hoạt động hoặc là xin vào làm tư vấn Luật ở các công ty, doanh nghiệp lớn. Thế nên mới nói cơ hội việc làm của các cử nhân ngành Luật vô cùng dồi dào và phong phú.

Thêm một nhầm lẫn nữa đó là các bạn vẫn nghĩ học ngành Luật thì buộc phải nhớ và thuộc hết các điều khoản, thông tư, nghị định…Nhưng điều đó hoàn toàn không chính xác vì ngay đến những Thẩm phán giỏi, những Luật sư danh tiếng thì họ cũng không thể nhớ hết các điều khoản luật được đâu.

Đối với sinh viên Luật thì khi ra trường bạn có thể xin vào làm những công việc như: Luật sư, Công chứng viên, Kiểm sát viên, Thư ký tòa soạn, Giảng viên Luật, Thẩm phán…Mỗi công việc trên đều có những đặc thù riêng, bạn cũng phải có kỹ năng và những kinh nghiệm nhất định. Ví dụ như với nghề Luật sư thì công việc của bạn đó chính là nghiên cứu Luật, phân tích, soạn thảo và nộp lại văn bản luật, tư vấn và diện pháp luật cho một cá nhân hay tổ chức trong quá trình tiến hành tố tụng…

Hay nếu bạn chọn theo đuổi trở thành Kiểm sát viên/Công tố viên thì bạn phải có khả năng giải quyết vấn đề, khả năng hùng biện, tranh biện, phân tích và xử lý thông tin. Ngoài ra công việc của một Kiểm sát viên/Công tố viên còn phải tham gia điều tram truy tố tội phạm, kiểm tra, giám sát việc khởi tố các hành vi phạm tội hay buộc tội….

Hoặc bạn muốn trở thành Thư ký tòa soạn thì bạn phải biết quản lý, sắp xếp hồ sơ, hỗ trở Thẩm phán trong quá trình tiến hành các quá trình giải quyết vụ án như hướng dẫn các đương sự chuẩn bị, bổ sung giấy tờ liên quan, chứng cứ, ghi chép văn bản các phiên hòa giải…

Mối công việc đều buộc bạn phải có kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Vậy nhưng tổng quát lại thì đối với các cử nhân Luật mới ra trường thì không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn trong quá trình tìm việc vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Bởi vậy nên xin việc ngành Luật có khó khăn không thì tốt nhất bạn hãy nắm vững những kỹ năng, kinh nghiệm sau đây nhé.

1. Tìm hiểu thật kỹ thông tin tuyển dụng

Bạn phải tìm thông tin thật cẩn thận vì có rất nhiều tin ảo, không đúng sự thật. Vậy nên hãy tìm thông tin tuyển dụng từ phía văn phòng luật, công ty luật, hay là doanh nghiệp/công ty nào đó. Chỉ cần bạn biết được trang web chính thống rồi thì tra cứu thông tin vô cùng hiểu quả và nhanh chóng.

2. Tìm kiếm thông tin từ google

Nếu như bạn không thể tìm được trang chủ chính thống của một nơi tuyển dụng nào thì có thể lên google để tìm, vì trên google thì cái gì cũng có cả. Rất đơn giản, bạn chỉ cần gõ ” Công ty Luật tuyển thực tập sinh” chắc chắn sẽ ra rất nhiều kết quả.
Vậy nhưng bạn đừng chọn bừa nhé, nhiều kết quả thì nhất định phải so sánh xem công ty luật nào môi trường làm việc tốt hơn. Và từ đó bạn có thể tìm kiếm thông tin nào phù hợp với mình một cách chính xác. Trên mạng có rất nhiều thứ nhưng bạn cần phải có sự thông tinh, tỉnh táo để chọn lọc cho mình những cái đúng và chính xác nhất.

3. Cân nhắc trước khi nộp hồ sơ phỏng vấn

Khi bạn tìm kiếm được thông tin mạng là một điều vô cùng hữu ích, thế nhưng đôi khi thông tin đưa ra lúc nào cũng chưa thể 100% là giải đáp được những thắc mắc. Chính vì vậy nên bạn hãy tìm cách kết nối với phía tuyển dụng bằng cách là gửi email, liên hệ bằng Facebook, cũng có thể gọi điện trực tiếp cho họ. Cái gì cũng cần phải chắc chắn vì “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một lần thử’.

4. Khéo léo xin thực tập qua email

Sau khi bạn đã tìm hiểu kỹ về phía các văn phọng luật, công ty luật hay là một doanh nghiệp bất kỳ thì bước tiếp theo sẽ là gửi hồ sơ cho họ. Hãy tạo ấn tượng bằng việc sử dụng một email chuyên nghiệp nhé. Vì các công ty, văn phòng…sẽ đánh giá cao bạn ở điểm này đấy.

Các bạn khi gửi email thường rất hay để trống Tiêu đề email, đó là điểm trừ đấy. Hãy nhớ điền đầy đủ thông tin một cách ngắn gọn và súc tích nhất. Hãy nhớ rằng không được để mình phạm vào lỗi sai chính tả, bởi vì đây chính là điều tối kỵ nhất trong việc gửi hồ sơ xin việc đấy. Vậy nên đừng nóng vội, hãy dành thời gian đọc đi đọc lại để rà soát lỗi trước khi gửi nhé.

5. Đánh giá đúng năng lực của mình

Ông cha ta có câu: Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, bởi vậy bạn nên xác định trước năng lực của mình ở đâu, phía công ty, văn phòng luật sẽ cần gì ở mình? Bạn phải biết trả lời câu hỏi đó để có thể đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của bạn thân để tạo một hồ sơ xin việc hoàn hảo nhất. Đừng quá tự cao ở bản thân, bởi vì tự cao chính là bạn đã thất bại rồi đấy. Tránh việc kể lan man, thay vào đó hãy tập trung cho họ biết mục tiêu của bản thân bạn khi xin vào làm công việc này, những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm mà bạn có, rồi những kinh nghiệm bạn đã có trước đây.

Đối với những bạn sinh viên ra trường còn bỡ ngỡ, bản thân lại không có chút kinh nghiệm nào thì nhất định hãy nhớ rằng:

Bạn phải luôn khéo léo và linh động, đừng ngại ngùng và sợ áp lực công việc. Hãy nhớ rằng bạn ra trường thì mục tiêu là tìm được công việc chứ không phải đi tìm việc nhàn hạ mà lương phải cao. Lần đầu đi làm sẽ áp lực, khó khăn, nhưng hãy nhớ rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Thêm nữa là bạn cũng nên quan tâm vẻ bề ngoài của mình nữa nhé. Vì ngoại tình là yếu tố quan trọng khi đi xin việc đấy. Và cuối cùng, bạn hãy tự tin nắm bắt cơ hội, không ngại khó khăn

Hiện nay học Luật đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn, bởi vì cơ hội việc làm đến với các cử nhân ngành Luật rất cao, vậy nhưng tỷ lệ cạnh tranh cũng rất lớn. Bởi vậy nên hi vọng rằng cẩm nang xin việc ngành Luật trong bài viết này sẽ giúp cho các bạn trang bị thêm cho mình những hiểu biết, kiến thức và kỹ năng để tìm kiếm cho mình cơ hội lớn nhé. Chúc các bạn thành công.

An Vy
Nguồn bài viết: Timviec.com.vn