Chia sẻ kinh nghiệm viết CV xin việc ngành luật

Chào các bạn, qua đúc kết từ mấy năm đi làm, mình nhận ra sinh viên luật gặp nhiều khó khăn khi viết CV. Vì vậy, bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm viết CV xin việc ngành luật của mình.

Tìm mẫu CV ngành luật: mình đã có một bài viết về vấn đề này, mời bạn đọc tại đây

Nội dung CV xin việc ngành luật

Để xác định được nội dung CV xin việc ngành luật thì phải xác định được: bạn đang là ai (sinh viên luật, đã ra trường, đã có kinh nghiệm…); Công việc bạn mong muốn là gì (Pháp chế, Luật sư, Công chứng viên), Yêu cầu của nhà tuyển dụng với vị trí bạn ứng tuyển là gì?… Nói chung là phải dựa theo mô tả công việc và yêu cầu công việc của Nhà tuyển dụng sau đó bạn trình bày các nội dung trong CV phù hợp là khả năng sẽ được gọi phỏng vấn rất cao (tuy nhiên, không nên make color quá nhé, vì đi phỏng vấn là họ sẽ phát hiện bạn làm màu thì mất công lắm). Định hướng chung là vậy, còn cụ thể thì theo mình một cái CV ngành luật sẽ cần một số điểm chính sau:

Mẫu CV xin việc ngành luật
CV xin việc ngành luật

Thông tin cá nhân

Phần này thì bắt buộc phải có: HỌ TÊN, ĐỊA CHỈ, NGÀY SINH, SỐ ĐIỆN THOẠI VÀ EMAIL một cách rõ ràng nhất. Kèm theo đó là một chiếc ảnh chân dung đẹp trai, xinh gái, cười nhẹ thể hiện sự tự tin và nghiêm túc nhé (nên để lệch 2/3 hoặc 3/4 khung ảnh sẽ tạo cảm giác thân thiên – không nên để chính giữa vì sẽ rất xấu và nghiêm túc quá).

Mục tiêu trong nghề luật

Theo mình phần này nên có từ 2 – 3 dòng, tóm gọn trong 3 ý:

  • Thứ nhất, hiện tại bạn muốn tìm công việc như thế nào?
  • Thứ hai, mục tiêu 5 – 7 năm tới ra sao?
  • Cuối cùng là thứ suy nghĩa vỹ mô của bạn trong nghề luật là gì (mục tiêu, mục đích)

Trình độ học vấn, ngoại ngữ

Thực tế cho thấy ngành luật rất coi trọng bằng cấp và chứng chỉ liên quan. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều tin rằng chỉ các bạn được đào tạo luật tại các trường top đầu như Luật Hà Nội, Luật Đại học Quốc Gia…. thì sẽ có khả năng làm việc tốt và hiệu quả. (Bằng chứng là các bạn có thể thấy rất nhiều tin tuyển dụng ngành luật ghi cụ thể về yêu cầu học vấn phải là sinh viên/cử nhân trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội). Theo mình, quan điểm này sẽ thay đổi dần dần theo thời gian nhưng còn rất lâu nữa.

Vì vậy, trong CV của các bạn phải thể hiện rõ: bằng cấp, các chứng chỉ nghề liên quan (chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, thẩm định giá, TOEIC, IELS… nếu bảng điểm đẹp (hoặc có môn liên quan đến công việc của vị trí bạn ứng tuyển) thì mạnh dạn khoe nhé, còn nếu không đẹp lắm thì thôi.

Kỹ năng và các hoạt động ngoại khóa

Theo mình phần này không hề kém quan trọng so với trình độ học vấn. Nếu bạn học giỏi mà kỹ năng chưa tốt lắm thì vẫn oke nhưng nếu học đã không giỏi lắm thì hãy chuẩn bị các kỹ năng tốt bằng cách đi làm thêm, tham gia các CLB trong trường, thường xuyên tham dự diễn đàn, toạ đàm, gặp mặt, hội thảo. Tóm lại hãy kể ra những hoạt động thể hiện bạn là một người quan tâm tới chính trị – xã hội, năng động và là người nghiêm túc…

Vì mình luôn cho rằng những gì bạn đã trải nghiệm hồi sinh viên là vô cùng đáng giá và thông qua các hoạt động ngoại khóa khi là sinh viên sẽ giúp bạn có thể có được một số kỹ năng cần thiết để làm nghề luật như: kĩ năng như làm việc độc lập, nghiên cứu, làm việc nhóm, thống kê, phân tích. Đặc biệt quan trọng chính là kĩ năng làm việc trong môi trường áp lực về hiệu suất và thời gian. Vì vậy, hãy làm nổi bật trong CV xin việc của bạn những kỹ năng bạn đang có nhé.

Kinh nghiệm

Phần này rất quan trọng vì đây chính là thứ Nhà tuyển dụng thấy được bạn là người họ tìm kiếm và định được giá trị của bạn (lương bao nhiêu)

Phần này bạn hãy nhấn mạnh các kinh nghiệm làm việc bạn đã tích lũy được và thể hiện rằng nó đang rất cần có cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Hãy liệt kê tất cả các hoạt động liên quan tới chuyên môn luật mà bạn đã tham gia. Kể cả là việc làm thực tập ngành luật không lương (kể cả là rót nước, pha trà – không phải ai cũng biết rót nước mời khách nên nghiêng ấm như nào, có nên cầm chén nước lên để rót hay không? hay cách pha trà như nào đâu? – vui thôi chứ đừng đưa cái này vào) tại một văn phòng luật sư hay việc làm văn phòng tư vấn, trợ lý luật sư.

Tất cả kinh nghiệm đã có liên quan đến nghề luật bạn đều nên trình bày trong CV, ngoại trừ khi bạn đã đi làm lâu năm rồi thì nên chọn lọc những kinh nghiệm nổi bật thôi để người đọc có thể tập trung không bị lan man. Đừng quên sự chính xác về thời gian, vị trí làm việc, công việc vụ thể của bạn là rất quan trọng. Nó tạo ấn tượng bạn là một ứng viên cẩn thận, logic – những đặc điểm rất cần trong ngành luật

Người tham chiếu

Nên có, để tăng độ tin cậy của Nhà tuyển dụng đối với những gì bạn vừa liệt kê ở trên.

Ngoài ra các bạn có thể đưa thêm một số thông tin:

Điểm mạnh, điểm yếu: mỗi thứ 3 điểm là đc, điểm mạnh nên là điểm để tăng sức mạnh của bạn khi làm công việc đang ứng tuyển, Điểm yếu là điểm vu vơ, vô hại, không ảnh hưởng đến công việc ví dụ như: em có cái tật là cứ gặp gái xinh là bị thích ý (điểm yếu này thì ai cũng như ai), hehe 🙂 😀

Sở thích: sở thích cá nhân (1, vài cái thôi, đừng có game vs nhậu nhẹt cũng lôi vào CV nhé)

Một số lưu ý khi viết CV xin việc ngành luật: mời bạn đọc tại đây

Trên đây là một số chia sẻ từ những hiểu biết và đúc kết của mình về kinh nghiệm viết CV xin việc ngành Luật. Rất mong các bạn đọc có thể góp ý bằng cách comment dưới bài viết này, để tất cả chúng ta có 1 CV xin việc ngành luật thật đẹp và tìm được việc làm ngành luật phù hợp.

Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp nghề luật!

Tân Nguyễn
01/01/2021.