Lấy cảm hứng từ một truyện ngụ ngôn đơn giản nhưng có tác động mạnh mẽ, cuốn sách hấp dẫn và tạo nhiều nội lực đòi hỏi người đọc có một nhãn quan mới mẽ để nhìn lại những lời biện bạch, những lý lẽ bào chữa, những nổi sợ hãi và những tín nhiệm hạn hẹp mà bạn đã có trong đầu một cách vô thức – đồng thời khuyến khích bạn phải có đầy đủ trách nhiệm đối với khả năng thật sự của mình và nắm bắt được nó.
Tóm tắt chuyện ngụ ngôn ” Ngày xưa có một con bò…”
Chuyện kể về một người thầy giáo khôn ngoan và giàu kinh nghiệm muốn truyền đạt lại cho học trò của mình. Ông quyết định cùng học trò tìm đến căn lều nghèo nhất trong cùng và xin trọ lại. Gia đình nghèo này có tám người, tài sản duy nhất của họ là con bò sữa, gia đình họ sống nhờ vào việc chăm bò và bán sữa hàng ngày. Sáng hôm sau, hai thầy trò khởi hành sớm và giết đi con bò của gia đình nghèo đó.
Một năm sau, hay thầy trò quyết định tìm lại ngôi nhà năm xưa mà họ xin trọ để xem tình hình cuộc sống hiện tại của gia đình đó. Bất ngờ xảy ra, căn lều ngày xưa được thay bằng ngôi nhà mới xây khang trang, cuộc sống sung túc hơn rất nhiều. Con bò chính là sợi xích trói họ trong nghèo khổ.
Khi bạn có một công việc mà bạn không thích, khi nó không đáp ứng nhu cầu tối thiểu thì việc từ bỏ là dễ dàng. Nhưng khi công việc đó giúp ta trả được nợ, sống sót và tận hưởng vài tiện nghi nho nhỏ thì ta dễ rơi vào bẫy hài lòng mà ta lại biện minh rằng việc đó khối người muốn mà không được. Cũng giống như một con bò, thái độ đó luôn kiềm hãm ta. Con bò đại diện cho thói quen xấu đó.
Cũng như những thói quen xấu khác, những con bò luôn đồng hành chúng ta một các lặng lẽ. Không phải mọi con bò đều dễ nhận ra mà cứ âm thầm lặng lẽ mà ta không hay. Mỗi con bò đại diện cho một lời biện minh , một cái cớ, một sự bào chữa, một lời nói dối. Sự hợp lý hóa trói buộc chúng ta vào cuộc sống tầm thường và ngăn cản cuộc sống thật sự của chúng ta.
+ Biện bạch là những con bò phổ biến nhất, đó là cách dễ dàng bào chữa cho sự tầm thường thông qua qua đó lách được trách nhiệm cho những sự việc mà đáng ra thuộc về ta. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn không ôm lấy những con bò như thế. Sự sợ hãi là một trong những con bò tệ hại nhất, nó sẽ kiểm soát thần trí ta, làm tê liệt đầu óc và thân xác ta theo đúng nghĩa của nó.
+ Con bò thứ hai mang tên “Trung Bình”. Khi nào chúng ta còn cảm thấy hài lòng với cái Tốt, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được sự Vĩ đại. Nếu bạn quyết định sống một cuộc đời Trung bình hay tầm thường, bạn cũng sẽ đạt được như vậy.
+ Con bò có tên “Tôi có sao đâu”. Mối nguy hiểm của con bò này là người ta nghĩ rằng họ không sao và hài lòng với cuộc sống mà không thấy lí do gì phải cải thiện.
+ Con bò mang tên “Đâu phải tại tôi”. Hầu hết những gì xảy ra cho bạn đều do chính bạn tạo ra, nếu bạn thật sự nghiêm túc với vấn đề đó và thành thật với chính mình.
+ Con bò mang tên “Niềm tin sai lầm”. Nó khiến chúng ta sống hoài cuộc đời tầm thường.
+ Con bò mang tên “Thật mà, đây không phải biện bạch”. Nếu chuyện đó nên làm thì ta nên làm ngay.
+ Con bò mang tên “Tôi cảm thấy bất lực”. Chúng ta tự giả định ngầm rằng chúng ta chẳng có tài cán gì. Muốn loại bỏ con bò này thì phải hành động thực tế, học hỏi rút tỉa kinh nghiệm.
+ Con bò mang tên “Triết gia”. Nó minh họa mức độ chúng ta sẽ đạt tới trong quá trình tìm kiếm những diễn giải đầy vẽ uyên thâm để bảo đảm cho những lời biện bạch của bạn không mang vẻ…biện bạch.
+ Con bò mang tên “Tự Huyễn Hoặc mình”.
Trong thực tế, chúng ta đều có khả năng tốt hơn trong nhiều lĩnh vực hơn những gì chúng ta thừa nhận. Nếu bạn nghĩ mình thế nào thì mình sẽ như thế ấy.
+ Chúng ta thường hay để quá khứ quyết định tương lai.
+ Nếu bạn gieo những suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ gặt hái những thói quen xấu.
+ Trong cuộc đời, bạn có thể trở thành nạn nhân của nghịch cảnh, bạn có thể chịu đựng nó hoặc bất chấp nó và thành công. Xác định những niềm tin sai lầm đang kìm hãm mình, và thay thế nó với những tư tưởng và niềm tin có thể làm bạn mạnh mẽ và tự tin hơn.
Giết bò bằng cách:
1. Nhận dạng những con bò của mình.
2. Xác định con bò nào đang lẫn trốn.
3. Hãy nhớ, bạn trả giá đắt cho mỗi con bò mà bạn bao che.
4. Lập một danh sách những kết quả tích cực mà bạn sẽ bắt đầu trải nghiệm như hiệu quả của việc bạn đã loại bỏ một con bò.
5. Thiết lập những khuôn mẫu, hành vi mới.
SG, 06/04/2017
Ngô Hữu Phúc
Đồng sáng lập thương hiệu mật ong PVHONEY
Nguồn: http://www.ngohuuphuc.com
Đọc thêm Review sách tại: Sách hay