Có những người nghỉ việc rồi vẫn được sếp và đồng nghiệp cũ trân trọng nhưng chẳng hiểu sao có những người lại chẳng bao giờ được nhắc đến, mà có nhắc thì cũng là với ấn tượng cực xấu. Cái đó người ta gọi là sự khác biệt trong “tư duy” văn hóa nghỉ việc, và là văn hóa chia tay đúng mực của mỗi cá nhân.
“Những người thông minh sẽ rời bỏ công việc một cách có trách nhiệm và thân thiện. Họ chắc chắn sẽ không phá vỡ chiếc cầu nối, mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp cũ”, chuyên gia quản trị kinh doanh Suzy Welch chia sẻ.
Cho dù rời bỏ công việc bạn thích hay chán ghét, để lại ấn tượng tốt đẹp với sếp và các đồng nghiệp cũ đều rất quan trọng. Các nhà tuyển dụng đánh giá hồ sơ của bạn rất kỹ càng, vì thế đừng bao giờ rời bỏ công việc một cách hậm hực, để rồi nó có thể ám ảnh sự nghiệp của bạn mãi về sau.
Nhà lãnh đạo trẻ cần phải có những phẩm chất sau đây
Dưới đây là những điều chuyên gia quản trị kinh doanh Suzy Welch khuyên bạn nên làm trước khi nói lời chia tay với vị trí hiện tại:
1. Văn hóa nghỉ việc: Đừng nghỉ việc quá bất ngờ
Bạn có thể không muốn cung cấp cho sếp hiện tại nguyên nhân đầy đủ của quyết định nghỉ việc, nhưng ít nhất cũng đừng bao giờ rời khỏi công ty mà không có bất kỳ lời thông báo trước nào.
Suzy Welch gợi ý rằng, khi quyết định nghỉ việc, bạn nên thông báo cho sếp với email có tiêu đề: Tương lai của tôi.
Bạn có thể bắt đầu nội dung của email bằng cách nói lịch sự: Tôi hy vọng chúng ta có thể có một cuộc gặp và thảo luận về tương lai của tôi với công ty vào ngày mai. Theo đó, người quản lý của bạn sẽ có ít nhất 12 giờ để xử lý thông tin bạn sẽ rời khỏi công ty.
Khi cuộc gặp diễn ra, Suzy Welch khuyên bạn không nên quá trung thực về quyết định nghỉ theo bất kỳ xu hướng tiêu cực nào: “Thực tế, tất cả mọi người đều có sự chuẩn bị để công việc mới khi quyết định nghỉ việc. Nhưng đừng nói quá nhiều về vị trí tương lai của bạn”.
2. Văn hóa nghỉ việc: Bàn giao công việc có thiện chí với người kế nghiệm
Để tránh gây ảnh hưởng đến công việc chung khi bạn nghỉ việc, Suzy Welcho nói rằng bạn nên bàn giao tất cả công việc và các thông tin cần thiết cho người kế nhiệm để tránh xảy ra gián đoạn. Bạn có thể viết một bản thống kế công việc và hướng dẫn để đồng nghiệp có thể tiếp tục đảm nhận công việc của bạn một cách thuận lợi. Hoặc có thể đề nghị sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào về công việc trong vòng 3 tháng tới để giúp họ giải quyết tiếp các công việc.
10 biểu hiện này cho thấy 1 kẻ bất tài, bạn có mấy?
“Bạn càng bàn giao công việc đầy đủ và có thiện chí, sự ra đi của bạn càng hiên ngang. Thế giới rất nhỏ bé, bạn có thể gặp lại sếp hay đồng nghiệp cũ trong một tình huống nào đó trong tương lai mà chính bạn cũng không ngờ. Vì thế hãy cư xử lịch thiệp khi rời bỏ công việc”, Suzy Welch khuyên.
3. Văn hóa nghỉ việc: Bày tỏ lòng biết ơn
Chuyên gia Suzy Welch khuyên bạn nên thể hiện sự đánh giá tốt của bạn với sếp và những đồng nghiệp đã cùng bạn đi một quãng đường dài. Ngay cả khi đó là một môi trường làm việc khó ưa, bạn cũng nên nói lời cảm ơn với sếp và các đồng nghiệp vì đã có cơ hội làm việc ở đó: “Cảm ơn vì đã được làm việc cùng sếp và mọi người. Đó là một kinh nghiệm đáng ngạc nhiên dành cho cá nhân tôi”.
10 điều tâm đắc nhất trong “Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế”
Dù từ bỏ một công việc có thể là một trong những điều khó khăn nhất mà bạn phải làm, thì cũng hãy chia tay khôn ngoan để tránh cho nhau những hệ luỵ về sau. Ấn tượng ban đầu có thể rất quan trọng, nhưng ấn tượng cuối cùng còn quan trọng hơn. Hãy để mọi người nhớ về mình với sự tôn trọng và quý mến kể cả khi bạn đã rời bỏ công việc. Những chiến lược trên đây có thể là một kinh nghiệm tốt cho công việc và tương lai của bạn.
Minh An – HRCVN
Theo Thời đại/CNBC