Tại sao nên đọc Đắc nhân tâm

Tại sao nên đọc Đắc nhân tâm

Đắc nhân tâm của Dale Carnegie là quyển sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Tác phẩm đã được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và có mặt ở hàng trăm quốc gia. Đây là quyển sách duy nhất về thể loại self-help liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất (best-selling Books) do báo The New York Times bình chọn suốt 10 năm liền.

Riêng bản tiếng Anh của sách đã bán được hơn 15 triệu bản trên thế giới. Tác phẩm có sức lan toả vô cùng rộng lớn – dù bạn đi đến bất cứ đâu, bất kỳ quốc gia nào cũng đều có thể nhìn thấy. Tác phẩm được đánh giá là quyển sách đầu tiên và hay nhất, có ảnh hưởng làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới.

Không còn nữa khái niệm giới hạn Đắc Nhân Tâm là nghệ thuật thu phục lòng người, là làm cho tất cả mọi người yêu mến mình. Đắc nhân tâm và cái Tài trong mỗi người chúng ta. Đắc Nhân Tâm trong ý nghĩa đó cần được thụ đắc bằng sự hiểu rõ bản thân, thành thật với chính mình, hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhìn ra và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới. Đây chính là nghệ thuật cao nhất về con người và chính là ý nghĩa sâu sắc nhất đúc kết từ những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie.

30 Nguyên tắc vàng đối nhân xử thế của Đắc Nhân Tâm

1. Những người bạn gặp trên đường đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Dù tốt hay xấu, họ cũng tặng bạn những kinh nghiệm sống hết sức tuyệt vời. Chính vì thế, đừng nên lên án, chỉ trích hay than phiền ai cả. Thậm chí, nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng lòng tốt của bạn thì xin hãy cứ tha thứ cho họ. Bởi vì có thể, chính nhờ họ mà bạn học được cách khoan dung.

2. Biết khen ngợi và cảm ơn những người xung quanh một cách chân thành chính là chiếc đũa thần tạo nên nên tình thân ái và nguồn động viên tinh thần to lớn. Đó là niềm vui rằng mỗi người đang được quan tâm, công nhận và yêu thương. Mỗi người được khen ngợi chân thành sẽ tự nhiên sửa đổi những tính xấu để trở nên hoàn thiện hơn.

3. Dễ khi nhận nhưng khó khi cho.

Dễ là khi nghĩ xấu về người khác nhưng khó là khi tặng cho họ niềm tin.

Dễ là khi dập tắt đi ước mơ của người khác và khó là khi gợi cho người khác một mong muốn tha thiết.

4. Khi chúng ta cố gây ấn tượng với người khác chỉ để người ấy quan tâm đến mình, chúng ta sẽ không bao giờ có nhiều bạn bè thật sự chân thành. Nếu muốn có những người bạn thật sự thì hãy nghĩ và làm việc gì đó cho họ, dành cho họ thời gian, sức lực và sự quan tâm không vụ lợi.

5. Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống.

Nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh và do đó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn.

Nụ cười không chỉ làm giàu người nhận mà cả người cho.

Nụ cười xuất hiện trong nháy mắt nhưng có thể để lại dấu ấn suốt đời.

Hãy mỉm cười với nhau – dù đó là người bạn chưa quen biết. Nụ cười ấy sẽ soi chiếu đến những góc khuất của tâm hồn và làm bừng sáng cả những nơi tăm tối nhất.

…. vì không ai cần một nụ cười nhiều bằng người đã không còn một nụ cười nào nữa để cho đi

MUA SÁCH ĐẮC NHÂN TÂM

6. Chúng ta cần nhận ra điều kỳ diệu ẩn chứa sau tên gọi của mỗi con người và ghi nhớ rằng mỗi cái tên, dù đơn giản đến đâu, cũng chính là điều quan trọng và niềm vui của người ấy. Do vậy, thông tin mà chúng ta đang trao đổi hay những câu chuyện giữa hai bên sẽ trở nên thật đặc biệt khi chúng ta lồng vào trong đó tên của người chúng ta đang giao tiếp. Cho dù họ là ai, người hầu bàn hay vị tổng giám đốc, cái tên vẫn luôn đem lại điều kì diệu khi chúng ta gọi đúng nó.

“Những đức tính tốt được phát triển và rèn luyện từ rất nhiều công sức và lòng quyết tâm.”

Ralph Waldo Emerson

7. Trong tiếng trung Quốc, từ “lắng nghe” được viết bởi những nét chữ tạo nên bằng 5 từ bên trong – tai, mắt, tim, một, và vua. Lắng nghe ở đây bao hàm ý chúng ta luôn cần phải mở rộng tai, mắt, tấm lòng, hòa làm một với người đang giao tiếp và cho họ thấy được sự quan trọng của họ.

Muốn có tài ăn nói thì phải chăm chú lắng nghe.

Muốn được người khác quan tâm, bạn nên quan tâm đến người khác: hỏi nhữ

8. Một lời nói bất cẩn, thiếu suy nghĩ có thể làm mất thiện cảm, gây ra bất hòa. Một lời độc ác có thể làm tổn thương một tâm hồn. Một lời đúng lúc có thể mang lại bình an. Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc thật sự.

Và có những lời nói có thể cứu được một con người…

Con đường nhanh nhất dẫn đến trái tim một người là bàn luận về những điều người ấy quan tâm nhất.

9. Người có giá trị nhất là người giúp cho đồng loại mình được nhiều nhất.

Làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng là một trong những cách thức hữu ích nhất để giúp họ sống và làm việc tốt hơn.

“Lòng ham muốn được tỏ ra mình quan trọng là một sự thôi thúc mạnh mẽ nhất trong bản chất con người.” – John Dewey

10. Đức Phật dạy: “Oán không bao giờ diệt được oán, chỉ có tình thương yêu mới diệt được oán.”

Tranh cãi không giải quyết được bất hòa, chỉ có lòng khoan dung và thiện chí nhìn nhận sự việc bằng quan điểm của đối phương mới hòa giải được.

“Nếu bạn cố tranh cãi để thắng thì đấy cũng chỉ là một chiến thắng vô nghĩa, bởi vì bạn sẽ không bao giờ nhận được thiện chí và sự hợp tác của đối phương” – Benjamin Franklin

“Khi tranh luận với một người, bạn cần định hướng để sau cuộc tranh cãi bạn sẽ có thêm một người bạn.” – Diodore

11. “Dạy người, phải khéo léo như không dạy gì cả, giảng điều chưa biết mà cứ như nhắc lại chuyện đã quên. Bởi một điều đơn giản là đối với người hiểu biết thì chỉ cần nửa lời cũng đủ cho họ nắm rõ mọi điều chúng ta muốn nói.” – Alexander Pope

“Tài năng quý hiếm nhất là tài năng của một người biết nhìn nhận người khác có tài năng.” – Ernest Hemingway

12. Nếu chúng ta chịu nhìn nhận những điều sai trái của mình trước khi người khác có dịp nói ra, chúng ta sẽ có 99% cơ hội được đối xử bằng thái độ hào hiệp.

Trong quan hệ với con người, hãy luôn nhớ rằng chúng ta đang giao tiếp với những sinh vật không những có lý trí mà còn có cảm xúc, họ rất dễ bị tổn thương bởi định kiến nhưng luôn có động lực khi có niềm tự hào và lòng kiêu hãnh.“Nếu bạn đã sai lầm thì không gì hay bằng thẳng thắn nói rằng: “Tôi đã sai”. Nhượng bộ không phải hạ mình, nhận lỗi không là nhục nhã.” – Fenelon.

13. Truyện ngụ ngôn của Aesop kể rằng:

Nếu bạn bảo con cái, vợ/chồng hay nhân viên của bạn rằng họ ngốc nghếch, vụng về hay bất tài… nghĩa là bạn đã hủy diệt hầu hết mọi động cơ để họ tiến bộ. Nhưng nếu ngược lại, bạn khuyến khích, làm cho sự việc có vẻ dễ dàng hơn , thể hiện sự tin tưởng rằng họ có năng khiếu nhưng chưa được phát triển thì họ nhất định sẽ cố gắng phát triển năng khiếu mà bạn đã phát hiện hay thậm chí là gán cho họ.

“Chúng ta không thể dạy bảo ai bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn bên trong con người họ” – Galileo

14. Khi nói chuyện với mọi người, bạn không nên bắt đầu bằng những điểm khác biệt, mà nên bắt đầu bằng cách nhấn mạnh những điểm mà hai bên đều đồng ý. Nếu như có thể, bạn sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng cả hai đều phấn đấu cho cùng một mục đích, sự khác nhau duy nhất giữa hai người chỉ là về mặt phương pháp mà thôi. Câu trả lời “Đồng ý” ngay từ đầu sẽ tốt hơn rất nhiều.

Vì khi một người đã thực sự nói “Không” thì toàn bộ các giác quan, hệ thần kinh, cơ bắp của người ấy đều tập trung trong tâm thế từ chối. Trái lại, khi một người nói “Có” thì từng tế bào trong cơ thể người đó giãn ra trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận. Nên nếu ngay từ đầu chúng ta tranh thủ được nhiều tiếng “Có” là ta đã mở rộng con đường cho việc tiếp nhận đề nghị sau cùng – mục đích của chúng ta.

15. Điều quan trọng nhất của mọi cuộc trò chuyện là để người khác bộc lộ mình. Sau khi bày tỏ những quan tâm của mình, người đối thoại sẽ hài lòng về bản thân và kiến thức của họ, và tự nhiên họ sẽ lắng nghe chúng ta.

16. Mọi người đều thích làm theo ý mình chứ không ai muốn hành động theo lời người khác sai bảo. Ai cũng thích được hỏi về những mong muốn, nguyện vọng và suy nghĩ của họ.

17. Trong mọi mối quan hệ, phải biết bỏ qua cái tôi của mình và đồng cảm với người khác để suy xét mọi việc.“Mức độ lớn khôn và trưởng thành thực sự trong cuộc đời của mỗi con người tùy thuộc vào thái độ ứng xử của họ đối với người khác: dịu dàng với người trẻ, cảm thông với người già, chia sẻ với người bất hạnh, động viên người có chí hướng, tha thứ người mắc lỗi lầm, bao dung với kẻ yếu và khoan hòa với kẻ mạnh. Bởi lẽ, đến một lúc nào đó trong cuộc đời của mỗi con người, họ cũng sẽ lâm vào những cảnh ngộ tương tự.” – George Washington Carver

18. Điều đáng quý nhất trong cuộc đời của mỗi người chính là những nghĩa cử tốt đẹp đối với người khác – những nghĩa cử nhỏ bé, không tên mà chính người đó đã quên đi. Chỉ cần một cái ôm thật chặt, một sự im lặng cảm thông , một cái chạm tay thân thiện, một đôi tai biết lắng nghe là bạn có thể chia sẻ với tất cả mọi người. Lòng tốt, sự quan tâm chia sẻ, đồng cảm là ngôn ngữ đặc biệt mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được.

Ba phần tư những người chúng ta gặp ngày mai luôn “đói khát” sự đồng cảm và chia sẻ. Hãy cho họ điều đó và họ sẽ yêu mến bạn.“Đừng để một ai chẳng nhận được gì sau khi rời bạn mặc dù bạn biết rằng có thể bạn sẽ không bao giờ gặp lại họ. Đôi khi, chỉ một ánh mắt thiện cảm dành cho người khác cũng là một món quà lớn lao trong đời.” – Ngạn ngữ Pháp

19. Nếu được yêu thương, con người sẽ biết yêu thương và trở nên đáng yêu hơn.

“Nếu bạn cứ chỉ luôn nhìn vào mặt xấu của một ai đó, điều đó sẽ làm anh ta ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều tốt, chắc chắn anh ta sẽ làm được.” – Johann Goethe

20. Một món ăn được trình bày sinh động sẽ làm thực khách cảm nhận rõ cái tài của người đầu bếp.

Một truyện ngắn được viết sinh động sẽ làm độc giả nhận ra khả năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn.Một ý kiến được mô tả sinh động làm người nghe cảm nhận trí tuệ tinh túy của người nói.

21. Frederic Herzberg là một trong những nhà khoa học rất nổi tiếng về hành vi con người. Ông nghiên cứu thái độ trong công việc của hàng ngàn công nhân và các nhà quản trị cao cấp. Ông đã tìm ra những yếu tố động viên quan trọng nhất đối với người đi làm – không phải là tiền bạc, môi trường làm việc tốt, hay phúc lợi; mà là bản thân công việc. Nếu công việc thú vị, tạo điều kiện để phát triển, thể hiện năng lực, nhân viên sẽ rất gắn bó và luôn có động lực hoàn thành công việc thật tốt.

22. Khen ngợi trước khi góp ý cũng giống như nha sĩ bắt đầu công việc bằng thuốc tê. Nó sẽ giúp bệnh nhân khỏi đau đớn khi bị nhổ răng. Những người lãnh đạo và quản lý cần ghi nhớ: khát vọng sâu xa của mỗi con người là được khen ngợi, được tôn trọng và được quan tâm.

MUA SÁCH ĐẮC NHÂN TÂM

23. Việc người khác gián tiếp chú ý tới những thiếu sót của mình sẽ làm cho những người nhạy cảm rất cảm kích, trong khi họ có thể cảm thấy rất khó chịu trước bất kỳ lời phê phán trực tiếp nào.

Con người vốn có bản chất kiêu hãnh tự nhiên. Việc nói thẳng ra rằng người nào đó sai lầm chính là một sai lầm lớn nhất.

24. Tin tưởng rằng mình có lý trí và chỉ duy nhất mình là người có lý là biểu hiện của một tầm nhìn hẹp và cố chấp. Nếu bạn không thể ngẩng cao đầu và thừa nhận lỗi lầm của mình thì lỗi lầm ấy sẽ khống chế bạn. Việc tự nhận lỗi lầm không chỉ làm cho người khác tôn trọng bạn hơn mà còn phát triển sự tự trọng của bản thân mình.Nếu người phê phán khiêm tốn thừa nhận rằng chính họ cũng từng phạm lỗi như thế , thì có khó khăn gì khi chúng ta nghe về những lỗi lầm của chúng ta? Việc nhìn nhận sai lầm của chính mình ngay cả khi chưa kịp sữa chữa, có thể giúp chúng ta thuyết phục người khác thay đổi hành vi của họ.

25. Ra lệnh bằng cách đặt câu hỏi là tạo điều kiện cho người nhận lệnh được cùng đưa ra quyết định. Và một khi họ tham gia ra quyết định, họ sẽ chủ động thực hiện quyết định ấy một cách sáng tạo và tích cực nhất.

26. Giữ thể diện cho người khác là một điều hết sức quan trọng. Chì cần suy nghĩ vài phút, với vài lời nói ân cần, thông cảm là chúng ta đã tránh được việc làm tổn thương người khác và cũng là tránh làm thương tổn chính nhân cách của mình.

27. Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng.

28. Khen ngợi để người khác luôn phấn đấu xứng đáng với lời khen đó

Trong đời thường, cho người khác một thanh danh là quan trọng; nhưng phê bình một người mà vẫn giữ được danh dự cho người ấy còn quan trọng hơn gấp nhiều lần. Nếu muốn khuyến khích một điều gì ở ai đó, bạn hãy làm như điều ấy chính là đặc điểm vượt trội của người đó. Họ nhất định sẽ nỗ lực phi thường để trở nên như thế.

29. Nếu bạn bảo con cái, vợ/chồng hay nhân viên của bạn rằng họ ngốc nghếch, vụng về hay bất tài… nghĩa là bạn đã hủy diệt hầu hết mọi động cơ để họ tiến bộ. Nhưng nếu ngược lại, bạn khuyến khích, làm cho sự việc có vẻ dễ dàng hơn , thể hiện sự tin tưởng rằng họ có năng khiếu nhưng chưa được phát triển thì họ nhất định sẽ cố gắng phát triển năng khiếu mà bạn đã phát hiện hay thậm chí là gán cho họ.

30. Con người dễ có xu hướng thay đổi thái độ nếu chúng ta làm cho người khác vui thích thực hiện điều mình được gợi ý. Gợi ý một điều gì đó thật khéo léo để người khác thực hiện là cả một nghệ thuật. Nếu chúng ta kiên trì rèn luyện và có sự quan tâm chân thành đến người khác, chúng ta sẽ làm được.

Đây là cuốn Đắc Nhân Tâm – phiên bản khổ nhỏ,coa sự thay đổi về kích cỡ với kích thước 10 x 15 cm, và nội dung không có gì thay đổi so với quyển thông thường, giúp độc giả có thể dễ dàng bỏ túi hoặc mang theo.

Báo chí nhắc gì về “Đắc Nhân Tâm”

“Nói đến sách nghệ thuật ứng xử thì không thể không nhắc đến “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie. Đây là một trong những cuốn sách gối đầu của nhiều thế hệ đi trước và ngày nay. Với chặng đường hơn 80 năm kể từ khi lần đầu được xuất bản, “Đắc nhân tâm” đã mang đến cho chúng ta bài học vô cùng giá trị đó là nghệ thuật ứng xử để được lòng người. “Đắc nhân tâm” là quyển sách nổi tiếng và bán chạy nhất và có mặt ở hàng trăm quốc gia khác nhau, và hơn thế nữa đây còn là quyển sách liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất do thời báo NewYork Times bình chọn trọng suốt 10 năm liền.” – 3 cuốn sách nên đọc đi đọc lại trong đời để ngẫm về cuộc sống (Cafebiz)

“Đắc Nhân Tâm – của tác giả Dale Carnegie là quyển sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Tác phẩm đã được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và có mặt ở hàng trăm quốc gia. Một khám phá rất thú vị dành cho các bậc phụ huynh khi đọc cuốn sách này là biết cách lắng nghe trò chuyện cùng con, cách trị chứng tè dầm của trẻ nhỏ, hay cách làm cho một đứa trẻ từ quậy phá thành ngoan ngoãn… Đó hẳn là những câu chuyện nuôi dạy trẻ rất đúng, rất hay, rất đời thường đáng để bạn đọc suy ngẫm và chiêm nghiệm”. – Đắc nhân tâm: ‘Cha đã quên’ nhắc những điều nên nhớ (Một Thế Giới)

“Đắc Nhân Tâm” đưa ra những lời khuyên về cách cư xử, ứng xử và giao tiếp với mọi người để đạt được thành công trong cuộc sống. Đây được coi là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại mà bạn không nên bỏ qua.” – 20 câu nói vàng đáng nhớ từ tuyệt tác để đời “Đắc Nhân Tâm” (Cafef)

MUA SÁCH ĐẮC NHÂN TÂM

Về tác giả Dale Carnegie

Dale Carnegie sinh năm 1888 tại Maryville, Missouri, trong một gia đình nông dân, con trai thứ hai của James William Carnagey (sinh tại Indiana, tháng 2 năm 1852 – 1910) và vợ là Amanda Elizabeth Harbison (sinh tại Missouri, tháng 2 năm 1858 – 1910).Tuổi thanh niên, dù phải dậy từ bốn giờ sáng mỗi ngày để vắt sữa bò cho gia đình, ông vẫn cố gắng tốt nghiệp State Teacher’s College tại Warrensburg. Công việc đầu tiên của ông sau khi tốt nghiệp là bán phiếu theo học các lớp hàm thụ cho những người nông dân; sau đó ông chuyển sang bán thịt lợn xông khói, xà phòng và mỡ lợn cho Armour & Company. Ông đã thành công trong việc thiết lập thị trường tiêu thụ tại Nam Omaha, Nebraska trở thành thị trường chính của công ty.

Sau khi để giành được $500, Carnegie bỏ nghề bán hàng năm 1911 để theo đuổi giấc mơ từ lâu là trở thành một nhà thuyết trình Chautauqua. Nhưng cuối cùng ông lại theo học Học viện Nghệ thuật Kịch Mỹ tại New York, nhưng hầu như không có thành công với tư cách một diễn viên, dù có tài liệu ghi lại ông đã đảm nhiệm vai Dr. Hartley trong một chuyến biểu diễn lưu động của Gánh xiếc Polly. Khi công việc chấm dứt, ông quay trở về New York, thất nghiệp, gần phá sản, và sống tại YMCA ở Phố 125. Chính tại đây ông nảy sinh ý tưởng giảng dạy môn nói trước công chúng, và ông đã theo đuổi một vị quản lý “Y” nhằm cho phép ông mở một lớp học và trao cho họ 80% lợi nhuận. Trong khóa học đầu tiên, ông hầu như không có tài liệu để dạy: ứng tác, ông đề nghị các sinh viên nói về “điều đã khiến họ nổi giận”, và phát hiện ra rằng kỹ thuật này khiến diễn giả không cảm thấy sợ khi nói trước đám đông. Từ khởi đầu năm 1912 này, các khóa học của Dale Carnegie bắt đầu phát triển. Carnegie đưa được vào trong mỗi người Mỹ một tham vọng phát triển tự tin hơn, và tới năm 1914, ông đã kiếm được $500 – con số tương đương $10.000 ngày nay – mỗi tuần.

Có lẽ một trong những hành động marketing thành công nhất của Carnegie là thay đổi cách đánh vần họ của ông từ “Carnegey” thành Carnegie, ở thời điểm khi Andrew Carnegie, ông vua thép, một người không hề có họ hàng với ông đang nổi tiếng và được ngưỡng mộ khắp nơi. Tới năm 1916, Dale đã có khả năng thuê Carnegie Hall để diễn thuyết. Tuyển tập các bài viết đầu tiên của Carnegie là Nói trước Công chúng: một khóa học Thiết thực cho Người làm Kinh doanh (1926), sau này được lấy tựa đề Nói trước Công chúng và Gây ảnh hưởng tới mọi Người trong Kinh doanh (1932). Tuy nhiên, thành tựu lớn nhất của ông chính là cuốn Đắc Nhân Tâm do Simon & Schuster xuất bản. Cuốn sách trở thành một bestseller từ khi xuất hiện năm 1937, và được tái bản tới lần thứ 17 chỉ trong vài tháng. Khi Carnegie mất, cuốn sách của ông đã được bán tới con số 5 triệu bản bằng 31 ngôn ngữ, và đã có 450.000 người tốt nghiệp các khóa học tại Học viện Dale Carnegie Cuốn sách nói rằng ông đã nghiên cứu hơn 150.000 bài phát biểu trong phong trào giáo dục cho người lớn ở thời điểm đó. Trong Thế chiến I ông phục vụ trong Quân đội Mỹ.

Ông ly hôn người vợ đầu năm 1931. Ngày 5 tháng 11 năm 1944, tại Tulsa, Oklahoma, ông cưới Dorothy Price Vanderpool, người cũng đã một lần ly dị. Vanderpool có hai con gái; Rosemary, từ cuộc hôn nhân đầu tiên, và Donna Dale từ cuộc hôn nhân với Dale Carnegie.

Tiểu sử chính thức do Dale Carnegie & Associates, Inc. nói rằng ông mất vì bệnh Hodgkin ngày 1 tháng 11 năm 1955. Có lời đồn đại từ lâu rằng Dale Carnegie đã tự tử. Nhiều người cho rằng lời đồn này xuất phát từ Irving Tressler, tác giả cuốn, “How to Lose Friends and Alienate People”, một cuốn sách nhại không được phép cuốn sách kinh điển của Dale Carnegie. Ông mất tại Forest Hills, New York, và được hỏa thiêu tại nghĩa trang Belton, Cass County, Missouri.

Trên đây là review chia sẻ các bạn lý do Tại sao nên đọc Đắc nhân tâm