Khi nhắc tới cơ hội việc làm nghề luật, nhiều người sẽ chỉ nghĩ tới các nghề: luật sư, thẩm phán, kiểm soát, thư ký toàn án và một số nghề nghiệp đặc thủ ở các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay nhu cầu tuyển dụng ngành luật là rất lớn với nhiều nghề nghiệp ở các tổ chức/doanh nghiệp khác nhau như: Công chứng viên, Pháp chế doanh nghiệp, Quản tài viên, Đấu giá viên, Thẩm định giá, Thừa phát lại… Song song với đó thì tỷ lệ cạnh tranh việc làm ngành luật cũng rất cao.
Vì vậy, để nâng cao cơ hội và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. Mỗi sinh viên luật chúng ta cần phải biết cách viết CV “chuẩn” . Một CV tiêu chuẩn thường có các thành phần cơ bản sau:
1. Thông tin cá nhân
Ở phần này, bạn bắt buộc phải có các thông tin: tên, ngày sinh, số điện thoại, email, nơi ở hiện tại và nên kèm thêm một chiếc ảnh chân dung (không nhất thiết phải quá nghiêm túc như ảnh thẻ nhưng nên là 1 chiếc ảnh trang trọng, lịch sự toát lên được bạn là người nghiêm túc phù hợp với nghề luật). Các thông tin này, phải một cách rõ ràng và dễ nhìn nhất (thường sẽ nằm ở phần đầu mỗi CV).
2. Trình độ và bằng cấp
Đối với một CV ngành luật thì đây là một phần rất quan trọng. Không giống như IT hay Marketing coi trọng và kinh nghiệm thực tế và sản phẩm. Ngành luật luôn yêu cầu bạn phải có đủ các chứng chỉ bằng cấp liên quan thì mới có thể làm việc hiệu quả.
Điều này đúng với tính chất đặc thù của ngành luật. Khi chuyên môn hoạt động là dựa vào kiến thức sách vở, lý thuyết, tra vấn. Hãy nhấn mạnh vào bằng đại học của bạn. Bằng cử nhân Luật, thẻ luật sư, các chứng chỉ liên quan như công chứng, bất động sản, đấu giá… Tất cả đều là một lợi thế. Ngoài ra, nếu bạn có một bảng điểm đẹp, đừng ngại khoe nó!
3. Kinh nghiệm đã tích lũy được
Mục đích của phần này là nhằm nhấn mạnh các kỹ năng, kinh nghiệm bạn cần có cho vị trí mà bạn đang tìm. Hãy liệt kê tất cả các hoạt động liên quan tới chuyên môn luật mà bạn đã tham gia. Kể cả tình nguyện tại một văn phòng trợ lý pháp luật hay việc làm văn phòng tư vấn, trợ lý luật sư. Tất cả đều nên có trong CV. Đừng quên sự chính xác về thời gian, vị trí làm việc, công việc vụ thể của bạn là rất quan trọng. Nó tạo ấn tượng bạn là một ứng viên cẩn thận, logic – những đặc điểm rất cần trong ngành này
4. Mục tiêu nghề nghiệp
Nhà tuyển dụng đánh giá bạn đang tìm kiếm điều gì từ phần này của CV. Nếu muốn phát triển ở ngành luật hãy thể hiện mình là một người nghiêm túc, làm việc khuôn khổ. Và quan trọng nhất là khả năng học hỏi. Đặc thù của ngành này là vừa mang tính chất khô cứng khuôn phép. Hơn nữa lại được đổi mới các liên tục bằng các bộ luật, văn bản điều chỉnh. Nếu bạn không có khả năng nghiên cứu và tìm hiểu thì khó mà làm việc hiệu quả.
5. Một số lưu ý khi trình bày CV
+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác: Có một điều luật bất thành văn. Những ứng viên phát muốn phát triển trong ngành luật đều cần một khả năng ngôn ngữ chắc chắn. Nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm điều này ngay trong chính CV của bạn. Hãy đảm bảo những thuật ngữ bạn dùng là tuyệt đối chính xác. Hạn chế tối đa các từ ngữ mang tính định tính (khoảng, tầm, có thể,…) Và 100% là phải dò chính tả thật kĩ nhé!
+ Thể hiện sự quan tâm của bạn đối với các vấn để xã hội: Ngành Luật nói chung có liên quan mật thiết tới các vẫn đề xã hội. Hãy thể hiện rằng mình có biết và tìm hiều về các tinh tức chính trị, văn hoá liên quan và có quan điểm cá nhân rõ ràng.
+ Kỹ năng: Đối với CV ngành luật ngoài những thông tin cơ bản như tin học văn phòng hay tiếng anh. Bạn cần nhấn mạnh vào các kĩ năng như làm việc nhóm, thống kê. Đặc biệt quan trọng chình là kĩ năng làm việc trong môi trường áp lực về hiệu suất và thời gian. Đây là điều các nhà tuyển dụng ngành Luật luôn tìm kiếm
+ Ngoại khoá: Những hoạt động ngoại khoá thích hợp cho một CV luật. Có thể kể đến như tham dự diễn đàn, toạ đàm, gặp mặt, hội thảo hay tình nguyện vì cộng đồng. Tóm lại hãy kể ra những hoạt động thể hiện bạn là một người quan tâm tới chinh trị – xã hội và có tư duy nghiêm túc!
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm viết CV tìm việc làm ngành Luật nói chung. Mong rằng sẽ giúp bạn có thể tìm kiếm được một công việc ưng ý!
Nguồn bài viết tham khảo: Blog TopCV
Nguồn ảnh: internet