CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ LÀ GÌ? MÔ TẢ CÔNG VIỆC CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ

Với nền kinh tế đang ngày càng phát triển cả trong và ngoài nước hiện nay, các công ty, doanh nghiệp muốn phát triển một cách bền vững mà không lo ngại về các vấn đề pháp lý trong quá trình hợp tác, buôn bán đã bắt đầu có xu hướng tuyển dụng những nhân sự tư vấn Luật. Theo đó, Chuyên viên Pháp chế đang nổi lên là một công việc rất có tiềm năng hiện nay, được nhiều người theo học với cơ hội việc làm rất cao. Vậy Chuyên viên Pháp chế là gì? Mô tả công việc Chuyên viên Pháp chế? Mức lương bao nhiêu? Hãy cũng ViecNganhLuat.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Chuyên viên Pháp chế là gì?

Chuyên viên pháp chế là gì?

Chuyên viên Pháp chế hay Chuyên viên Pháp lý là người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và pháp chế của doanh nghiệp. Họ giải quyết những công việc pháp lý cho doanh nghiệp, công ty, đảm bảo công ty tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, đồng thời cung cấp tư vấn pháp lý cho quản lý về tất cả các vấn đề liên quan. Trong nhiều trường hợp, Chuyên viên Pháp chế chính là người nắm vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán và thương lượng trong quá trình buôn bán, hợp tác của công ty, doanh nghiệp.

Chuyên viên Pháp chế cũng có chức năng tư vấn lãnh đạo, trưởng các phòng ban tiến hành công việc theo đúng hướng, đúng chức năng kinh doanh đã đăng ký. Với sự am hiểu luật kinh tế, các chuyên viên này trợ giúp vấn đề xử lý tài chính, thu hồi công nợ trong và ngoài nước, hạn chế tối đa việc phải ra trước cơ quan có thẩm quyền để giải trình.

2. Mô tả công việc Chuyên viên Pháp chế

Tùy theo ngành nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp Chuyên viên Pháp chế đang làm việc mà yêu cầu về công việc và nhiệm vụ của họ sẽ khác nhau. Song nhìn chung công việc của một Chuyên viên Pháp chế sẽ bao gồm:

– Cung cấp tư vấn chính xác, kịp thời cho ban điều hành công ty về nhiều vấn đề pháp lý khác nhau, bao gồm luật lao động, hợp tác, liên doanh quốc tế, tài chính doanh nghiệp,…

– Phối hợp với quản lý để xây dựng chiến lược phòng vệ hiệu quả.

– Xác định chính sách quản trị nội bộ và thường xuyên giám sát sự tuân thủ. Cung cấp tư vấn chính xác, kịp thời cho ban điều hành công ty về nhiều vấn đề pháp lý khác nhau, bao gồm luật lao động, hợp tác, liên doanh quốc tế, tài chính doanh nghiệp,…

– Phối hợp với quản lý để xây dựng chiến lược phòng vệ hiệu quả.

– Xác định chính sách quản trị nội bộ và thường xuyên giám sát sự tuân thủ. Nghiên cứu và đánh giá các yếu tố rủi ro khác nhau liên quan đến các quyết định và hoạt động kinh doanh.

– Áp dụng phương pháp quản trị rủi ro hiệu quả và đưa ra lời khuyên về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra.

– Giao tiếp và đàm phán với các bên bên ngoài tổ chức (tư vấn viên bên ngoài, cơ quan công quyền…) để tạo mối quan hệ tin cậy.

– Xử lý các vấn đề phức tạp với các bên liên quan.

– Soạn thảo các thỏa thuận, hợp động và các tài liệu pháp lý khác để đảm bảo đầy đủ quyền lợi hợp pháp của công ty.

– Giải thích ngôn ngữ pháp lý hoặc chi tiết kỹ thuật cho mọi người trong tổ chức.

– Cập nhật kiến thức hiện hành về luật sửa đổi liên quan.

3. Những yêu cầu đối với Chuyên viên Pháp chế

Những yêu cầu đối với Chuyên viên Pháp chế

Chuyên viên Pháp chế là vị trí đòi hỏi ứng viên phải có trình độ chuyên môn cao theo ngành nghề mà công ty, doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh. Vì vậy, ứng viên muốn trở thành Chuyên viên Pháp chế cần trang bị cho mình những kỹ năng và bằng cấp cần thiết như:

– Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí chuyên tư vấn tài chính, pháp luật trong môi trường doanh nghiệp. Việc có kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng thích nghi hơn trong công việc.

– Am hiểu về các thủ tục, luật doanh nghiệp.

– Có đạo đức nghề nghiệp và tính trung thực.

– Có khả năng đánh giá và phân tích thông tin nhanh nhạy.

– Có kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm.

– Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, thiết lập các mối quan hệ đối với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng,…

– Có khả năng thích ứng và chịu được áp lực cao: Với yêu cầu giải quyết số lượng công việc đồ sộ với độ chính xác cao, khả năng chịu được áp lực đối với Chuyên viên Pháp lý là không thể thiếu.

– Có Bằng cử nhân chuyên ngành Luật như Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế,… của các cơ sở đào tạo luật trên cả nước. Ngoài ra, có bằng cử nhân hoặc Quản trị kinh doanh sẽ là một lợi thế lớn.

4. Cơ hội nghề nghiệp của Chuyên viên Pháp chế

Lựa chọn vị trí Chuyên viên pháp chế, ứng viên có rất nhiều cơ hội để phát triển trong sự nghiệp. Môi trường làm việc chuyên nghiệp và được tiếp cận nhiều tình huống thực tế, tham gia các khóa đào tạo chuyên môn. Bên cạnh đó là chế độ lương thưởng hấp dẫn.

Với nhu cầu tuyển dụng nhiều, các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào vị trí Chuyên viên Pháp chế với mức lương trung bình từ 13 – 15 triệu đồng đối với Chuyên viên Pháp chế mới ra nghề và từ 20 – 30 triệu đồng đối với những chuyên viên giàu kinh nghiệm, có tay nghề. Theo Vietnamsalary, Chuyên viên Pháp chế có mức lương trung bình là 9,5 triệu đồng/tháng, với mức lương thấp nhất là 5 triệu đồng và mức cao nhất là 30 triệu đồng. Mức lương cao hay thấp tùy thuộc vào công ty, doanh nghiệp mà bạn đang làm việc.

Chuyên viên Pháp chế là gì? Mô tả công việc Chuyên viên Pháp chế

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc của các bạn về Chuyên viên Pháp chế là gì? Mô tả công việc chuyên viên pháp chế cùng với một số thông tin liên quan. Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát về Chuyên viên Pháp chế và có thể đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn. Chúc các bạn thành công!