Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.
Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hóa và được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.
Hiệu quả của Sử dụng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy được mệnh danh “công cụ vạn năng cho bộ não”, là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.
Xem thêm:
Làm việc nhanh & tiết kiệm thời gian hơn với 25 phím tắt Outlook
Các bật thầy về ghi nhớ như Eran Katz – Kỷ lục Guinness người có khả năng nhớ được 500 con số theo thứ tự chỉ sau một lần nghe; Adam Khoo tác giả các cuốn sách nổi tiếng về giáo dục trí não như “Tôi giỏi bạn cũng vậy”, “Con cái chúng ta đều giỏi.
Hướng dẫn lập bản đồ tư duy
Đây là những thành phần cấu tạo nên một bản đồ tư duy, mặc dù chúng có thể được chỉnh sửa tự do theo ý muốn cá nhân.
- Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề, sử dụng ít nhất 3 màu.
- Sử dụng hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy của bạn.
- Chọn những từ khoá và viết chúng ra bằng chữ viết hoa.
- Mỗi từ/hình ảnh phải đứng một mình và trên một dòng riêng.
- Những đường thẳng cần phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm. Những đường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu ốm dần khi toả ra xa.
- Những đường thẳng dài bằng từ/hình ảnh.
- Sử dụng màu sắc – mật mã riêng của bạn – trong khắp bản đồ.
- Phát huy phong cách cá nhân riêng của bạn.
- Sử dụng những điểm nhấn và chỉ ra những mối liên kết trong bản đồ của bạn.
- Làm cho bản đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc dàn ý để bao quát các nhánh của bản đồ.
Xem thêm: Tuyển dụng chất ngất trên Facebook
Một số lưu ý:
Bản đồ tư duy của bạn là tài sản riêng của bạn: một khi bạn hiểu cách tạo ra những ghi chú trong Bản đồ tư duy, bạn có thể phát huy các quy tắc của riêng mình để làm cho nó tốt hơn. Những đề nghị sau đây có thể giúp bạn tăng hiệu quả của việc đó:
– Sử dụng những từ ngữ đơn giản thể hiện thông tin: Hầu hết các từ trong cách viết bình thường đều là nhồi nhét, bởi vì chúng đảm bảo rằng thông tin được chuyển tải đúng ngữ cảnh và trong một dạng thức dễ đọc. Trong Bản đồ tư duy của bạn, những từ khóa có ý nghĩa có thể chuyển tải cùng ý nghĩ như thế một cách rõ ràng hơn. Những từ dư thừa chỉ làm bản đồ lộn xộn.
– Chữ in: Cách viết dính nhau hoặc không rõ ràng sẽ khó đọc hơn.
– Sử dụng màu sắc để tách các ý khác nhau: Điều này sẽ giúp bạn tách các ý ra khi cần thiết. Nó cũng giúp bạn làm bản đồ trực quan hơn để gợi nhớ lại. Màu sắc cũng giúp cho việc sắp xếp các chủ đề.
– Sử dụng những ký hiệu và hình ảnh: Khi một ký hiệu hoặc hình ảnh có ý nghĩa gì đó với bạn, hãy sử dụng chúng. Hình ảnh có thể giúp bạn nhớ thông tin hiệu quả hơn là từ ngữ.
– Sử dụng liên kết đan chéo: Thông tin trong một phần của bản đồ có thể liên quan đến phần khác. Khi đó, bạn có thể vẽ những đường thẳng để chỉ ra sự liên quan đan chéo. Việc này sẽ giúp cho bạn thấy mức ảnh hưởng một phần trong chủ đề đến các phần khác.
Nguồn: Hướng nghiệp Việt